ĐẠI DIỆN VN là thành viên ban giám khảo
Ở các mùa TIFF trước,êntuổiđiệnảnhViệtởLiêtop 15 nhà cái uy tín nhất phim Việt xuất hiện trong các hạng mục quen thuộc như Asian Future, World Focus, Crosscut; hay như ở năm 2022, phim Việt tham gia hạng mục quan trọng nhất là Competition với tác phẩm Tro tàn rực rỡcủa đạo diễn Bùi Thạc Chuyên. Ở TIFF năm nay, không có tác phẩm điện ảnh nào đến từ VN tham dự, nhưng đây là năm đầu tiên một nhà sản xuất của điện ảnh Việt được chọn là thành viên Ban giám khảo, đó là Trần Thị Bích Ngọc.
Xuất hiện ở cuối chương trình thảm đỏ, nhà sản xuất Trần Thị Bích Ngọc cùng các đồng nghiệp nổi tiếng như nhà làm phim, viết kịch, tác giả, nhiếp ảnh gia Wim Wenders (Đức) - Chủ tịch Hội đồng giám khảo, và nữ diễn viên kiêm nhà sản xuất Triệu Đào (Trung Quốc), nhà làm phim Albert Serra (Tây Ban Nha), nhà sản xuất Kunizane Mizue (Nhật Bản), khép lại chương trình mở màn cho mùa liên hoan phim (LHP) Tokyo năm nay với nhiều thú vị sẽ diễn ra đến hết ngày 1.11.
Tự hào khi được chọn làm giám khảo tại TIFF 36, nhà sản xuất Trần Thị Bích Ngọc chia sẻ: "LHP quốc tế Tokyo là một lễ hội trọng đại để tôi được xem những tác phẩm mới của điện ảnh. Điện ảnh thế giới ở hiện tại có khả năng giao tiếp theo nhiều cách mà không phương tiện nào có thể làm được. Được chọn làm giám khảo của TIFF, tôi nhận thấy mình có trách nhiệm góp phần cho sự phát triển của điện ảnh…".
SỰ XUẤT HIỆN CỦA Trương Nghệ Mưu và Trần Anh Hùng.
Trong thông cáo báo chí phát đi chiều 23.10, đề cập đến những nhân vật nổi trội sẽ góp mặt ở TIFF 36, tên tuổi đầu tiên được kể đến là đạo diễn Trương Nghệ Mưu và kế ngay sau đó là đạo diễn Trần Anh Hùng.
Xuất hiện tại lễ khai mạc, ở tuổi 73, đạo diễn "không tuổi" Trương Nghệ Mưu nhẹ tênh sải những bước chân độc hành trên thảm đỏ. Tác phẩm Full River Redcủa ông tham gia ở hạng mục Gala Selection. Cũng trong sự kiện này, ông được trao giải thành tựu trọn đời cho điện ảnh.
Phần khai mạc thảm đỏ ở các LHP luôn được thể hiện tối đa hình ảnh để phục vụ truyền thông, nên cũng không ít những nhân vật chọn thảm đỏ tạo bê bối để đánh bóng tên tuổi, nhưng với TIFF thì không. Kể từ khi hình thành vào năm 1985, TIFF luôn được các nhà chuyên môn và khán giả trân trọng. Năm nay, thảm đỏ được thiết kế dài đến 165 m (năm 2022 là 137 m), vinh danh 226 khách mời là những người tham gia hoạt động điện ảnh đến từ khắp thế giới.
Ở TIFF năm nay, thảm đỏ đón chào đạo diễn Trần Anh Hùng, vợ ông - diễn viên Trần Nữ Yên Khê, và diễn viên Benoît Magimel, đại diện cho tác phẩm điện ảnh The Pot-au-Feu (tham gia hạng mục Gala Selection). Xuất hiện trong bộ trang phục phối màu đen - trắng và rất thời trang, đạo diễn Trần Anh Hùng, một "người quen" của TIFF, sánh đôi cùng Trần Nữ Yên Khê, vẫy chào khán giả và báo giới. Tại một sự kiện nổi bật khác trong khuôn khổ LHP là TIFF Lounge - chương trình với sự đồng hành của Quỹ Japan Foundation, đạo diễn Trần Anh Hùng sẽ có những chia sẻ về điện ảnh với các nhà chuyên môn, báo chí và khán giả vào ngày 24.10.
Có thể nhận thấy rõ những ảnh hưởng của hậu Covid-19 vẫn còn tác động nhiều đến các hoạt động kinh tế, văn hóa toàn cầu, trong đó có điện ảnh. Nếu như những mùa LHP trước diễn ra ở khu trung tâm thương mại và nghệ thuật giải trí Roppongi Hills, có thể thấy rõ quy mô, sự hoành tráng, bề thế của LHP, thì năm nay TIFF được tổ chức tinh gọn hơn, tập trung sâu vào chuyên môn điện ảnh. 219 phim được chọn so với 174 phim của năm 2022, trong đó Nhật Bản tham gia 105 phim, chiếm 48% so với 55% của mùa LHP trước là một trong những minh chứng cụ thể.
Một hoạt động khác cũng nổi trội ở TIFF 36 là việc trình chiếu 16 phim của đạo diễn lừng danh Nhật Bản Ozu Yasujiro (1903 - 1963) cùng những hội thảo chuyên đề, những thước phim giới thiệu nói về sức hấp dẫn của nhà làm phim này với nền công nghiệp điện ảnh Nhật Bản và thế giới.
TIFF 36 tiếp tục với nhiều hoạt động trình chiếu, hội thảo, giao lưu với đạo diễn, diễn viên và các nhà sản xuất… Lễ bế mạc và công bố các phim đoạt giải sẽ diễn ra ngày 1.11.