Doanh nghiệp kiệt quệ vẫn chờ "lấy ý kiến"
Nghị định 132/2020 về quản lý thuế đối với giao dịch liên kết sau khi được ban hành đã khiến nhiều doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn. Ông Đậu Anh Tuấn,ổngcụcThuếcầnlắngnghevàtháogỡkịpthờtoán học Phó Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI), cho rằng mục tiêu của Nghị định số 132/2020 là nhằm hạn chế giao dịch liên kết giữa các DN, ngăn chặn nguy cơ chuyển giá, gian lận thuế. Trước đây mục tiêu của chúng ta thường hướng vào các DN FDI với những quan hệ tài chính phức tạp, có sự khác biệt về mức thuế suất giữa các địa điểm hoạt động.
Trong khi đó, quan hệ giữa ngân hàng (NH) và DN nếu điều chỉnh theo cách giải thích này thực ra là hướng đến chống vốn mỏng, một mục tiêu hoàn toàn khác. Bởi quy định các bên liên kết bao gồm cả trường hợp NH cho DN vay nếu khoản vay từ 25% vốn góp và trên 50% nợ trung và dài hạn của DN đi vay cũng bị khống chế trần chi phí lãi vay.
Thực tế, các DN trong nước rơi vào trường hợp này rất nhiều vì thường vốn của DN là vốn vay NH trung và dài hạn (khác với nhiều nước khác thì vốn vay NH chủ yếu là ngắn hạn). Quy định này chưa phù hợp thực tiễn bởi hiện nay ở VN, thị trường vốn chưa thực sự phát triển, chưa phải là kênh huy động vốn phổ biến, DN vẫn chủ yếu dựa nhiều vào NH, sống bằng tín dụng NH.
Cho nên, nếu diễn giải NH như là một bên trong quan hệ liên kết khi khoản vay vốn ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu và chiếm 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn thì chắn chắn diện DN phải áp dụng hiện nay cực lớn. DN muốn tìm nguồn vốn hoạt động ngoài NH thì tìm ở đâu? Đó là chưa tính đến sự bất lợi về lãi suất NH mà DN Việt vay luôn cao hơn các quốc gia cạnh tranh trong khu vực.
"Các năm trước, khi mặt bằng lãi suất ổn định ở mức trung bình thấp, chi phí lãi vay của hầu hết các DN đều dưới mức 30% này. Cuối năm 2022, đầu năm 2023, mặt bằng lãi suất tăng mạnh do biến động kinh tế vĩ mô, NH Nhà nước tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, chống mất giá đồng tiền VN và giữ an toàn hệ thống NH. Lúc này, chi phí lãi vay của nhiều DN vượt mức 30% cho phép của Nghị định 132. Hệ quả là các DN này bị giảm chi phí được trừ khi tính thuế và phải nộp thêm thuế. Tổng cục Thuế nên nhanh chóng lắng nghe DN, đối thoại với DN và có phương án tháo gỡ kịp thời. Đây là một giải pháp hỗ trợ DN mà có tác động lớn và hiệu quả cao, đặc biệt với các DN tư nhân trong nước đang rất khó khăn trong vấn đề dòng tiền", ông Đậu Anh Tuấn nói.
Tổng cục Thuế nên nhanh chóng lắng nghe DN, đối thoại với DN và có phương án tháo gỡ kịp thời. Đây là một giải pháp hỗ trợ DN mà có tác động lớn và hiệu quả cao, đặc biệt với các DN tư nhân trong nước đang rất khó khăn trong vấn đề dòng tiền.
Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp VNMới đây, trên trang web của Tổng cục Thuế, cơ quan này cho biết đã tổng hợp các vướng mắc và đề xuất sửa quy định về giao dịch liên kết. Cụ thể, Phó cục trưởng Cục Thanh tra - Kiểm tra Tô Kim Phượng cho biết Tổng cục Thuế đã xây dựng dự thảo báo cáo tổng kết việc thi hành Nghị định 132/2020 của Chính phủ và hoàn thiện hồ sơ để báo cáo Bộ Tài chính xin ý kiến các bộ ngành. Sau khi tổng hợp ý kiến tham gia của các bộ ngành, Tổng cục Thuế sẽ trình Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ theo đúng trình tự quy định, từ đó triển khai đúng yêu cầu tiến độ như yêu cầu của Chính phủ.
Đối với việc khống chế chi phí lãi vay đối với DN có giao dịch liên kết nhằm hạn chế tình trạng chuyển giá thông qua lãi vay của các DN có giao dịch liên kết, điều này phù hợp với thông lệ quốc tế và khuyến nghị của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) về việc các nước cần quy định ngưỡng giới hạn khấu trừ chi phí lãi vay trong khoảng từ 10 - 30% trên tổng lợi nhuận trước thuế chưa trừ khấu hao và lãi vay.
Theo đó, Nghị định 132 quy định mức khống chế chi phí lãi vay theo mức cao nhất là 30% là phù hợp với thông lệ quốc tế. Thực tế triển khai Nghị định 132, việc khống chế chi phí lãi vay trong trường hợp DN vay NH thời gian qua nhiều DN có kiến nghị bỏ quy định này. Qua ý kiến phản ánh của DN, Tổng cục Thuế đã nghiên cứu, rà soát, thực tế tại VN, việc vay vốn NH để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN là hoạt động thường xuyên và phổ biến. Trên cơ sở kiến nghị của DN, Tổng cục Thuế sẽ tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền nghiên cứu, xem xét sửa đổi trên cơ sở kiến nghị của DN.
Quy trình lấy ý kiến quá lâu
Theo TS Huỳnh Thanh Điền, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, đặc điểm của DN trong nước là sử dụng vốn vay nhiều vào thời điểm quy mô còn nhỏ và đang trong quá trình mở rộng, phát triển. Do đó khuyến nghị của OECD về trần chi phí lãi vay từ 10 - 30% là chưa phù hợp cho VN. Hơn nữa, trong giai đoạn đặc biệt khó khăn hiện nay, nhiều DN vẫn chưa thể khôi phục lại được hoạt động như trước thì phải gia tăng nhiều chính sách hỗ trợ. Nhiều dự báo của các tổ chức, chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước cũng cho rằng trong năm 2024 kinh tế cũng còn đối diện với nhiều khó khăn. Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách để hỗ trợ DN và cũng tiếp tục thực hiện trong năm 2024 như giảm thuế, phí nhiều hơn.
Việc mở rộng chính sách tài khóa lúc này là điều nên làm. Do đó, việc sửa đổi Nghị định 132 mà cụ thể là nâng trần lãi suất từ 30% lên 50% là một giải pháp cần thực hiện ngay. Điều này đồng nghĩa là Chính phủ không tận thu mà để lại tiền cho DN hoạt động, nhất là trong bối cảnh thị trường tiêu thụ khó khăn và nhiều đơn vị cũng còn khó tiếp cận vốn từ NH. Hơn nữa, việc sửa đổi nghị định này cũng không cần thiết phải xin ý kiến trong thời gian lâu như quy trình xây dựng chính sách mới.
TS Huỳnh Thanh Điền nhấn mạnh: Chỉ cần nhìn vào báo cáo của DN, chỉ số GDP của nền kinh tế là thấy mức tăng trưởng thấp thì sẽ thấy cần phải tháo gỡ ngay những khó khăn cho DN nói chung. Điều đó cũng sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và từ đó ngân sách sẽ tăng được nguồn thu ở nhiều khoản thuế, phí khác.
Chuyên gia kinh tế, Đại biểu Quốc hội, TS Vũ Tiến Lộc nhận định: Hiện nay dường như quy trình lấy ý kiến để làm chính sách quá lâu. Chỉ cần có một ý kiến không đồng thuận là cơ quan lấy ý kiến cũng có tâm lý chờ đợi vì cũng sợ trách nhiệm, không dám quyết. Trong khi trước đây khi lấy ý kiến với đa số đồng thuận là xong. Điều này cần phải được thay đổi, nhất là trong khi Chính phủ vẫn quyết liệt cải cách hành chính, rút gọn thủ tục. Riêng đối với việc sửa Nghị định 132/2020 về quản lý thuế với giao dịch liên kết thì phải khẩn trương sửa nhanh, đặc biệt là việc nâng trần tỷ lệ chi phí lãi vay của DN. Hiện số lượng DN bị thua lỗ, thu hẹp hoạt động, sa thải người lao động vẫn đang diễn ra nhiều. Vì vậy, các bộ ngành cần phải khẩn trương, làm nhanh hơn, nhất là Chính phủ đã đồng ý để sửa đổi những quy định chưa phù hợp thực tế.
Đằng sau mỗi DN là số phận của rất nhiều hộ gia đình và có thể lên đến hàng triệu người dân. Một chính sách tháo gỡ khó khăn cho DN được đưa ra chính là đảm bảo công ăn việc làm, an sinh xã hội cho hàng triệu người dân chứ không phải là gỡ khó cho mình ông chủ DN. Càng để chậm trễ DN càng khó khăn thì càng tạo ra nhiều hệ lụy về kinh tế và cả an sinh xã hội nói chung.
Chuyên gia kinh tế, Đại biểu Quốc hội, TS Vũ Tiến Lộc