Một số người khi vừa thức dậy dù chỉ mới làm những việc nhẹ nhàng như hít thở sâu,ấuhiệuvàobuổisángcảnhbáobệtf88 đưa tay tắt báo thức thì bỗng dưng thấy tim đập nhanh và thở hổn hển. Điều này có thể khiến người mắc lo lắng, theo chuyên trang sức khỏe Healthline(Mỹ).
Có nhiều nguyên nhân khiến nhịp tim đập nhanh vào buổi sáng. Nguyên nhân thông thường có thể là do tác động của rượu bia, món ăn nhiều đường hay lượng caffeine đã uống vào tối hôm trước.
Nghiên cứu công bố trên chuyên san Cochrane Database of Systematic Reviewscho thấy uống rượu bia trước khi ngủ có thể làm tăng nhịp tim thêm 5 nhịp/phút. Khi uống ít, thời gian tăng nhịp tim có thể kéo dài khoảng 6 giờ. Tuy nhiên, nếu uống nhiều thì tác dụng này lên đến 24 giờ.
Ăn quá nhiều tinh bột trắng hay đồ ngọt sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao, dẫn đến tăng nhịp tim. Biểu hiện của tình trạng này là không chỉ nhịp tim tăng vọt mà cơ thể còn đổ nhiều mồ hôi. Ngoài ra, uống nhiều thức uống có chứa caffeine vào buổi tối cũng sẽ làm tăng nhịp tim, khiến dễ giật mình vào nửa đêm.
Trong khi đó, những nguyên nhân là bệnh lý khiến nhịp tim tăng nhanh vào buổi sáng là căng thẳng, ngưng thở khi ngủ, thậm chí là rung tâm nhĩ. Với căng thẳng, tình trạng này sẽ làm cơ thể tiết ra nhiều hoóc môn cortisol và khiến nhịp tim đập nhanh. Tình trạng căng thẳng còn dễ gây giật mình khi ngủ. Lúc thức dậy sẽ nghĩ ngay đến nguyên nhân gây căng thẳng và làm nhịp tim tăng.
Chứng ngưng thở khi ngủ là nguyên nhân khác khiến tim đập nhanh khi thức dậy. Vì đây là phản ứng của cơ thể với tình trạng thiếu ô xy do ngưng thở gây ra.
Tuy nhiên, nguyên nhân đáng lo nhất là rung tâm nhĩ. Đây là bệnh rối loạn nhịp tim, xảy ra khi buồng tim đập không đều. Hệ quả là khiến tim đập mạnh hoặc lỡ nhịp. Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho biết nếu không được điều trị, rung tâm nhĩ có thể gây cục máu đông, đột quỵ hoặc các bệnh tim khác.
Nếu tim đập nhanh sau khi thức dậy và kèm theo các triệu chứng như đau ngực, chóng mặt thì có khả năng là dấu hiệu đau tim. Người bệnh cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt, theo Healthline.