"Đây là vụ án có hành vi nhận hối lộ bằng tiền mặt nhiều nhất từ trước đến nay và có số lượng tiền bị chiếm dụng,ườidânrấttrôngchờviệcthuhồitàisảnvụánVạnThịnhPhábet 69 keo nha cai có khả năng thất thoát cũng nhiều nhất", ông Phạm Văn Hòa (Phó chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Đồng Tháp) nói tại phiên thảo luận của Quốc hội về công tác tư pháp, sáng 21/11, thêm rằng "có thể đây chỉ là bề nổi của tảng băng bị vỡ, và còn những tảng băng khác chưa bị vỡ".
Bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đề nghị truy tố về 3 tội Tham ô tài sản, Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và Đưa hối lộ.Theo cơ quan điều tra, từ tháng 2/2018 đến tháng 10/2022, bà Lan đã chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn của SCB 545.000 tỷ đồng và chiếm đoạt 304.000 tỷ. Ngoài ra, bà Lan còn bị cáo buộc gây thiệt hại tiền lãi phát sinh gần 130.000 tỷ đồng.
Trong 86 bị can của vụ án có 45 cựu lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng SCB đối mặt cáo buộc: Tham ô tài sản, Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng hoặcThiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Riêng trưởng đoàn thanh tra liên ngành Ngân hàng Nhà nước - bà Đỗ Thị Nhàn, bị cáo buộc Nhận hối lộhơn 5 triệu USD để chỉ đạo "xóa mờ" nhiều sai phạm nghiêm trọng của SCB.
Cho rằng các vụ án tham nhũng lớn đã được ngăn chặn kịp thời, song ông Hòa nói "vẫn còn lọt lưới những con cá to trốn khỏi đất nước chưa bắt giữ được", gây khó khăn cho công tác tố tụng; tài sản tham nhũng được thu hồi cao hơn cùng kỳ, nhưng vẫn chưa đạt kỳ vọng.
Cũng liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, đại biểu Hòa bày tỏ lo ngại về việc có hay không sự bắt tay giữa một số ngân hàng với các công ty bảo hiểm, giao cho nhân viên ngân hàng tư vấn sai sự thật nhằm mục đích chuyển từ tiền gửi sang mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm đầu tư. Hậu quả của việc này là đã có cả nghìn người gửi đơn khiếu nại; làm giảm lòng tin người dân vào hệ thống ngân hàng và hoạt động bảo hiểm.
Từ đó, đại biểu tỉnh Đồng Tháp kiến nghị Chính phủ, các ngành chức năng đánh giá kỹ, khách quan, cầu thị về những thực trạng trên, tìm nguyên nhân để có biện pháp khắc phục, lấy lại lòng tin với người dân, nhất là các vụ án nghiêm trọng, rất nghiêm trọng.
Trong khi đó, đại biểu Bố Thị Xuân Linh (Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Thuận) cho biết, qua tiếp xúc, cử tri và nhân dân lo lắng khi tham nhũng xảy ra ngay ở một số người làm nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và trong một số cơ quan thanh tra, kiểm tra và điều tra xét xử.
Bà Linh đề nghị có giải pháp phát huy vai trò của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương trong công tác phòng chống tham nhũng; cần có cơ chế, chế tài cho việc giám sát, phản biện xã hội có hiệu lực. Đồng thời, trong quá trình xử lý những người vi phạm, bà cho rằng cần có sự phân loại đối tượng. Chủ mưu, cầm đầu thì cần phải có biện pháp xử lý nghiêm minh; còn đối với những người mà vi phạm do thực hiện theo sự chỉ đạo của người đứng đầu, của cấp trên thì cần phải được xem xét, có chính sách khoan hồng.
Báo cáo Quốc hội trước đó, Bộ trưởng Công an cho biết toàn ngành đã điều tra, xử lý 5.700 vụ phạm tội về trật tự quản lý kinh tế, gần 800 vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ. Lĩnh vực thường phát sinh tội phạm là kiểm định phương tiện giao thông; đào tạo, sát hạch lái xe; khai thác tài nguyên, khoáng sản; quản lý tài sản công; móc ngoặc giữa chủ đầu tư, nhà thầu với đơn vị thẩm định nhằm tham nhũng, trục lợi, chiếm đoạt tài sản Nhà nước trong đấu thầu, đấu giá.
So với quy mô GDP Việt Nam tới cuối quý III năm nay (4,7 triệu tỷ đồng), số tiền 304.096 tỷ đồng mà bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc chiếm đoạt tương đương 6%. Còn xét trên các chỉ tiêu về hoạt động của ngành ngân hàng, con số này bằng 2,4% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế (12,75 triệu tỷ đồng) tính tới cuối quý III, bằng 11% tổng dư nợ cho lĩnh vực bất động sản. Số tiền này cũng tương đương với tổng tài sản một ngân hàng quy mô tầm trung trên thị trường hiện nay.
304.096 tỷ đồng (khoảng 12,53 tỷ USD) cũng nhiều hơn vốn hóa của 9/10 doanh nghiệp lớn nhất sàn chứng khoán hiện nay, chỉ đứng sau vốn hóa của Vietcombank (mã VCB). Cụ thể, kết phiên 15/11, VCB có vốn hóa trên sàn chứng khoán đạt 490.000 tỷ đồng. 9 doanh nghiệp còn lại trong top 10 đều dưới 300.000 tỷ (BIDV - mã BID là 223.300 tỷ đồng; Vinhomes gần 180.500 tỷ đồng còn Vingroup hơn 173.000 tỷ đồng).
Số tiền 12,53 tỷ USD bà Lan bị cáo buộc chiếm đoạt lớn hơn tổng tài sản của cả 5 tỷ phú Việt Nam (hiện ở mức 11,8 tỷ USD) và gấp 3 lần tài sản của người giàu nhất Việt Nam Phạm Nhật Vượng.